Ở ĐỘ TUỔI MẪU GIÁO, MẸ CÓ HIỂU KỸ VỀ BÉ?

Trẻ em từ 3-5 tuổi thường được gọi là độ tuổi mẫu giáo, preschoolers. Trẻ mẫu giáo thường có những bước phát triển nhanh và thể hiện sự thích thú đối với thế giới xung quanh. Trẻ thích sờ, nếm, ngửi, cầm nắm và nghịch đồ vật. Nhờ chơi đùa và thử nghiệm trực tiếp với các vật thể mới, bé học thêm được nhiều điều thú vị. Các kỹ năng khác như ngôn ngữ, thể chất, tinh thần nhờ vậy cũng phát triển rất nhanh.

Tuy vậy, bé cũng gặp kha khá khó khăn trong việc kiểm soát cảm nghĩ và mối quan hệ xung quanh. Mỗi bé có sự phát triển khác nhau, nhưng hầu hết những thay đổi về thể chất, trí tuệ của bé thường theo sườn cơ bản dưới đây.

Sự phát triển của trẻ mẫu giáo

1/ Kỹ năng vận động

Khả năng kiểm soát và phối hợp đôi tay của bé có sự tiến bộ vượt bậc. Bé có thể sao chép chữ cái, con số, vẽ các hình khối và cầm viết giống như người lớn. Kỹ năng vận động tĩnh của bé giờ đây bao gồm cả việc sử dụng tốt muỗng, nĩa, tự mặc quần áo và vệ sinh sau mỗi lần đi tiêu/tiểu. Ngoài ra, bé cũng đã có thể nhảy dây và nhào lộn.

2/ Kỹ năng giao tiếp

Mặc dù vẫn mắc một số lỗi nhỏ nhưng trẻ mẫu giáo đã ăn nói trôi chảy và có khả năng phát âm cũng như sử dụng ngữ pháp chính xác hơn. Bé có thể gặp khó khăn với các phụ âm như l, s, r, v, d. Ở độ tuổi này, bé đã biết sử dụng câu nói dài, phức tạp để trò chuyện và kể cho mẹ nghe những câu chuyện thú vị bé gặp trong ngày.

3/ Trí thông minh của bé

Hầu hết trẻ ở độ tuổi mẫu giáo đều bắt đầu nắm bắt được những khái niệm trừu tượng. Chính những hiểu biết này có thể giúp trẻ đếm đến 10, hiểu được thời gian, nhận diện chữ cái, màu sắc và hình dạng.

Thêm vào đó, trẻ trong giai đoạn này đã nắm vững được công dụng của đồ vật xung quanh, thậm chí cả máy móc phức tạp như máy giặt và những khái niệm tương đối khó hiểu, tiền là một ví dụ. Ngoài ra, trẻ cũng muốn mở rộng kiến thức bằng cách nghe mẹ kể lại về một ngày của mình diễn ra như thế nào.

4/ Cảm xúc

Tình bạn rất quan trọng trong những năm mẫu giáo. Trẻ có thể có một hoặc hai người bạn thân. Những mối quan hệ này thường được hình thành ở trường nếu trẻ có đi học mẫu giáo mà không hề liên quan đến bố hoặc mẹ. Trẻ rất chăm chú tìm hiểu các hoạt động và bạn có thể làm để cùng hòa nhập với nhau.

Ngoài ra, trẻ mẫu giáo cũng cố gắng tìm hiểu các mối quan hệ ở phạm trù sâu sắc hơn. Chẳng hạn như hỏi về chủ đề liên quan đến sự sống, cái chết và giới tính. Đây chính là dấu hiệu của một bộ não ngày càng hoàn thiện hơn. Vì vậy, mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng những câu trả lời trung thực nhưng phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Giúp bé yêu phát triển vượt trội

1/ Trò chơi phối hợp

Trọng tâm thăng bằng cơ thể của các bé mẫu giáo thường nằm ở phần thân trên, do phần thân dưới chưa phát triển hoàn toàn đầy đủ. Chính vì điều này nên bé thường rất dễ bị ngã và khó giữ thăng bằng.

Trò chơi “Đua nhảy lò cò” sẽ giúp bé có thể vừa cùng chơi với nhau vừa quan sát các bạn khác thực hành. Trò chơi cũng giúp bé học cách hoạt động nhóm và tự tin hơn. Với trò chơi “Đóng băng”, khi nhạc được bật lên, các trẻ phải nhảy theo nhịp hoặc có thể chỉ là chạy xung quanh, và khi nhạc dừng lại vào lúc nào, trẻ cũng phải dừng nhảy vào đúng lúc đấy.

2/ Hoạt động hỗ trợ nâng cao kỹ năng điều khiển cơ nhỏ

Những hoạt động thường ngày đòi hỏi kỹ năng điều khiển cơ nhỏ, bao gồm: Viết chữ, vẽ hình, chơi với các vật thể nhỏ và cột dây giày thường gây khó khăn cho bé. Vì thế, những trò chơi đòi hỏi sự linh hoạt, khéo léo của cơ thể sẽ tốt hơn rất nhiều việc bắt các em ngồi yên và chơi trong yên lặng. Chẳng hạn khi cho trẻ đi cắm trại hoặc đi dạo trong rừng, công viên, mẹ nên dừng lại và cho trẻ tập nhặt củi, sỏi và đá để lập trại hoặc cho trẻ ném sỏi ra ngoài hồ nước. Thao tác ném sỏi cũng đòi hỏi trẻ phải phối hợp nhiều cơ khác nhau trên cơ thể.

3/ Trò chơi giúp tăng cường cơ bắp lớn

Thường xuyên chạy nhảy và hoạt động nên kỹ năng dùng cơ bắp lớn của trẻ thường phát triển nhanh hơn so với các kỹ năng khác. Các trò chơi dùng sức nhiều này sẽ dạy trẻ làm chủ cách di chuyển nhanh nhẹn trong các môi trường mới.

Ngoài ra, các hoạt động được soạn sẵn cũng giúp ích rất nhiều cho trẻ. Tuy nhiên vì trẻ còn nhỏ, mẹ đừng nên đặt nặng các luật lệ trong khi chơi, để giúp trẻ chơi thoải mái. Chẳng hạn như khi chơi đá banh, mẹ nên để trẻ chơi tự do với nhau.







Hỗ trợ
1
Close chat
Chào bạn ! Chúng tôi luôn ở đây !

Gửi tin nhắn