GIẢI MÃ TIẾNG KHÓC CỦA CON YÊU

Không chỉ đơn thuần là mệt, đói hay uớt tã, tiếng khóc của bé cưng còn mang theo rất nhiều ý nghĩa khác nữa. Nếu lần đầu làm mẹ, có lẽ bạn cần một ít “trợ giúp” để có thể hiểu chính xác con đang muốn gì.

Khóc được xem là lời chào đầu tiên của bé với thế giới. Đau đớn, đói bụng, nhõng nhẽo hay sợ hãi đều là những nguyên nhân có thể khiến bé cưng khóc ré lên. Tùy từng mức độ và tình huống, tiếng khóc của bé có thể mang theo nhiều ý nghĩa khác nhau.

1/ Bé khóc do sinh lý

– Đói bụng

Một tiếng kêu chậm, lớn hoặc một tiếng kêu lớn bị gián đoạn bởi tiếng mút tay có thể là lời kêu cứu vì đói của con. Đặc biệt, nếu lần cuối bạn cho bé ăn là cách bây giờ 2 tiếng đồng hồ, khả năng này còn cao hơn rất nhiều nữa đấy! Khát nước cũng là một nguyên nhân làm bé khóc như vậy. Mẹ nên cho con uống nước hoặc sữa để làm dịu cơn khác hoặc đói của con.

– Buồn ngủ

Để thông báo rằng mình đang buồn ngủ, bé có thể bắt đầu với một tiếng khóc nhỏ. Sau đó, nếu bé vẫn không ngủ được, tiếng khóc sẽ lớn dần và ngày càng ồn ào hơn. Lúc này, bạn cần vỗ về và an ủi một chút để nhóc có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ.

– Sợ hãi

Bụng mẹ là môi trường bé đã quen thuộc suốt trong nhiều tháng liền. Chính vì vậy, nhiều bé sẽ cảm thấy không thoải mái khi tiếp xúc với một môi trường mới. Bé sẽ dễ giật mình và khóc. Nếu nhóc của bạn cũng đang như vậy, bạn nên an ủi con và tạo cho bé cảm giác an toàn và được bảo vệ.

– Cảm giác không thoải mái

Có rất nhiều nguyên nhân làm bé không thoải mái, như cảm giác khó chịu vì ẩm uớt, đầy hơi hay tiếng ồn ào… Tất cả đều có thể làm bé khóc. Những lúc như vậy, mẹ nên kiểm tra kỹ để tìm nguyên làm con khóc. Nếu khóc vì tã uớt, mẹ hãy thay tã cho bé. Còn nếu vì thời tiết quá nóng làm con khó chịu, mẹ nên thay quần áo mỏng và thấm hút hơn cho con.

– Bị đau

Nếu bạn nghe tiếng khóc thét lên của con, có thể bé đang bị đau một chỗ nào đó trên cơ thể. Có thể do côn trùng cắn hoặc cũng có thể là do bao tay qúa chặt làm con bị đau. Ngay lúc đó, mẹ nên kiểm tra toàn thân của con, xác định bé bị đau ở đâu và xoa dịu chỗ đau cho con. Nếu không thể làm con hết đau, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ nhi. Không nên thử những cách dân gian chưa được khoa học chứng minh để giúp con giảm đau. Vì đôi lúc, cách này sẽ làm hại con hơn là giúp con.

– Buồn

Nếu bé khóc thật to và bạn đã kiểm tra hết tất cả những lý do trên mà vẫn không tìm được nguyên nhân làm con khóc? Rất đơn giản. Dành cho con một cái nhìn hoặc một cái vuốt ve. Bé chỉ khóc vì không thể cảm thấy được sự quan tâm từ bạn mà thôi.

2/ Bé khóc do bệnh

– Viêm ruột, tiêu chảy, các vấn đề về tiêu hóa, ký sinh trùng… cũng là nguyên nhân làm con khóc. Bắt đầu với tiếng khóc ổn định, không nhanh không chậm nhưng nếu nhìn kỹ, mẹ có thể thất gương mặt nhợt nhạt, đẫm mồ hôi của con. Thậm chí bé có thể bị nôn mửa, tiêu chảy hoặc khóc lớn hơn khi mẹ đụng vào bụng.

– Nghet mũi, nhức đầu, cảm cúm: Trong những trường hợp này, bé sẽ khóc liên tục không ngừng nghỉ, đặc biệt là vào ban đêm. Kèm theo đó là sốt, khó thở và bỏ bữa. Nếu bé ngừng khóc và có dấu hiệu khò khè, bé có thể bị viêm phổi. Nếu tiếng khóc đi kèm với tiếng rên rỉ liên tục, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức.

– Viêm tai: Nếu khóc, sốt và liên tục lắc đầu hay xoa tai, rất có thể bé bị viêm tai giữa. Mẹ nên đưa con đi khám để bác sĩ kiểm tra cẩn thận hơn.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nếu bé khóc suốt ngày, hoảng sợ và đổ nhiều mồ hôi, nhất là những lúc mẹ “xi”, có lẽ bé bị viêm đường tiết niệu. Nếu bé có nôn mửa và trong phân có máu, bé có thể bị lồng ruột.

Bất cứ khi nào con khóc cũng làm các mẹ cảm thấy bối rối và lo lắng. Tuy nhiên, mẹ nên bình tĩnh tìm ra nguyên nhân và giải pháp hợp lý. Cho dù lý do gì, bạn cũng nên nhanh chóng làm bé ngừng khóc. Khóc quá lâu sẽ làm con mệt mỏi và làm không khí tràn vào ruột, có khả năng gây phình ruột trẻ sơ sinh.







Hỗ trợ
1
Close chat
Chào bạn ! Chúng tôi luôn ở đây !

Gửi tin nhắn